Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân & 10 Cách trị hiệu quả nhất

2023-06-12 17:20:59

I – Bệnh trĩ là gì?



Bệnh trĩ thường xảy ra nhiều ở nhóm người trung niên do sự lão hóa của các mô, cơ và mạch máu hậu môn. Tuy nhiên, hiện nay do tính chất công việc và điều kiện sống, thói quen ăn uống sinh hoạt tác động mà trĩ xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi.



II – Phân biệt các loại bệnh trĩ thường gặp


Trĩ được chia làm 3 loại bao gồm: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.


  • Bệnh Trĩ nội: Là các búi trĩ được hình thành ở trong hậu môn phía trên đường lược. Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ có thể không sa xuống nhưng càng về sau búi trĩ sẽ sa xuống để lộ ra ngoài hậu môn.
  • Bệnh Trĩ ngoại: Là các búi trĩ được hình thành ở phía ngoài hậu môn, bên dưới đường lược. Các búi trĩ nằm ngoài hậu môn nên dễ bị ma sát gây đau và chảy máu.
  • Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tức là các búi trĩ có thể hình thành đồng thời ở trong và ngoài hậu môn. Trường hợp này có tất cả các dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của trĩ nội và trĩ ngoại.


III – Các cấp độ của bệnh trĩ


Trĩ được chia làm 4 cấp độ, tùy theo loại trĩ mà sẽ có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn:


1. 4 Cấp độ của trĩ nội


Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ như sau:


  • Giai đoạn 1: Khi này các trĩ mới hình thành, các búi trĩ còn nhỏ bạn sẽ không cảm nhận được. Nhìn chung ở cấp độ 1, trĩ chưa thực sự gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ngáy nhẹ ở hậu môn, thỉnh thoảng sẽ thấy máu tươi dính vào giấy vệ sinh.
  • Giai đoạn 2: Ở cấp độ này bạn sẽ thấy có cục thịt nhỏ lòi ra trong khi rặn đi đại tiện, tuy nhiên người bệnh có thể tự co nó lại sau đó. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện xảy ra thường xuyên và số lượng nhiều hơn.
  • Giai đoạn 3: Khi này trĩ bắt đầu trở nặng. Búi trĩ bị lòi ra ngoài khi đi vệ sinh mà không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên trên. Máu cũng chảy nhiều hơn, chảy nhỏ giọt hoặc đôi khi chảy thành từng tia máu mỗi khi đi toilet. Xung quanh hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy, ngứa ngáy tăng lên.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn mạn tính của bệnh trĩ, lúc này các búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào được. Vì búi trĩ lòi hẳn ra ngoài nên thường xuyên bị cọ xát, gây đau đớn nhiều cho người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.


2. Cấp độ của trĩ ngoại


Trĩ ngoại không được phân theo cấp độ như trĩ nội, nhưng người ta có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ ngoại theo các giai đoạn phát triển của búi trĩ.


  • Giai đoạn 1 (mức độ nhẹ): Búi trĩ chỉ nhỏ bằng hạt đậu, có cảm giác cộm và khó chịu nhẹ, đôi khi có thấy thấy máu khi đi đại tiện. Giai đoạn này không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Giai đoạn 2 (mức độ thông thường): Búi trĩ to lên, sưng to và đau hơn. Cảm giác búi trĩ cộm và vướng víu ở mông khi ngồi hoặc đứng.
  • Giai đoạn 3 (mức độ nặng): Búi trĩ phát triển to có thể gây tắc nghẹt hậu môn gây đau đớn cho người bệnh đặc biệt là khi đi đại tiện. Rất dễ chảy máu, máu chảy ngay cả khi không đi vệ sinh do bị cọ xát vào ống quần. Búi trĩ chuyển sang màu xanh tím do máu bị tụ lại trong búi trĩ tạo thành huyết khối.
  • Giai đoạn 4 (mức độ rất nặng): Đây là giai đoạn nặng nhất, búi trĩ sưng to và rất đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Hậu môn thường hay chảy dịch nhầy, mủ thường xuyên. Giai đoạn này rất dễ xảy ra nhiễm trùng và nhiều biến chứng khôn lường.


IV – Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh trĩ


1. Dấu hiệu chung giúp nhận biết bệnh trĩ



  • Chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên bạn sẽ không cảm thấy đau. Máu có màu đỏ tươi, bám trên phân hoặc giấy vệ sinh. Ở giai đoạn nặng hơn, máu chảy nhiều có thể bắn thành tia hoặc chảy nhỏ giọt.
  • Ngứa xung quanh hậu môn do dịch nhầy tiết ra gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
  • Sưng hoặc có cảm giác cộm cộm ở hậu môn.
  • Thường ít đau ở giai đoạn đầu và đau đớn tăng dần ở những cấp độ sau.
  • Có trường hợp xuất hiện cục thịt thừa ở rìa hậu môn.


2. Triệu chứng phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại


Tùy từng loại trĩ sẽ có triệu chứng thường gặp khác nhau, cụ thể như sau:


  • Triệu chứng bệnh trĩ nội: Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh trĩ là chảy máu, tuy nhiên không gây đau. Do búi trĩ hình thành ở trong hậu môn nên ở giai đoạn đầu thường không nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi máu dính trên giấy vệ sinh hoặc tình cờ nhìn thấy máu trong bồn cầu. Nhưng khi trĩ chuyển sang giai đoạn sau, người bệnh có thể phát hiện thông qua búi trĩ. Búi trĩ sẽ dần to lên và sa xuống hậu môn khi đi đại tiện, có thể hoặc không thể đẩy lên được.
  • Triệu chứng bệnh trĩ ngoại: Do búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn nên ngay từ giai đoạn đầu có thể nhận biết thông qua vị trí búi trĩ. Búi trĩ dễ bị kích thích gây đau và chảy máu. Thỉnh thoảng những cơn đau nghiêm trọng do máu bị ứ lại ở búi trĩ tạo thành huyết khối.


V – Bệnh trĩ xuất phát từ những nguyên nhân nào?



  • Cơ địa: Những người có cơ địa trĩ mạch máu dễ bị suy yếu, giãn ra khiến máu tụ lại tạo thành búi trĩ. Đó là lý do trong điều kiện sống và sinh hoạt tương đương có người bị trĩ nhưng có người thì không.
  • Táo bón kéo dài: Phân cứng và phải gắng sức rặn khi đi đại tiện khi bị táo bón sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn tạo điều kiện hình thành trĩ.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy kéo dài cũng khiến hậu môn thường xuyên co dãn từ đó dễ bị trĩ.
  • Tuổi tác: Những người từ 50 tuổi trở lên dễ mắc bệnh trĩ. Tuổi càng cao thành mạch máu càng dễ suy yếu gây giãn mạch cộng thêm hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến một số người bị táo bón mãn tính. Tất cả những yếu tố này khiến trĩ trở thành căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
  • Mang thai: Quá trình mang thai vùng xương chậu chịu nhiều áp từ bào thai trong ổ bụng, ngoài ra thay đổi nội tiết tố, bị táo bón trong khi mang thai là những yếu tố hình thành bệnh trĩ.
  • Ngồi quá lâu: Khi ngồi trọng lực cơ thể đổ dồn vào mông, điều này tạo áp lực lên hậu môn từ đó dễ hình thành trĩ.
  • Chế độ ăn uống: Ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, uống nhiều đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê… đều góp phần gây ra bệnh trĩ.
  • Béo phì: Những người thừa cân thường có tỉ lệ bệnh trĩ cao hơn người bình thường do trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống phần thân dưới, tăng áp lực cho hậu môn. Ngoài ra, những người thừa cân có hệ tiêu hóa hoạt động kém nên thường hay bị táo bón từ đó dễ mắc trĩ.
  • Lao động nặng: Thường xuyên mang vác đồ vật nặng hoặc luyện tập thể thao với cường độ cao (chạy bộ, cử tạ…) làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến các tĩnh mạch trĩ co giãn tạo thành búi trĩ.
  • Quan hệ bằng hậu môn: Hậu môn cũng có thể co dãn như âm đạo. Quan hệ bằng hậu môn thường xuyên khiến các mạch máu ở đây phải co dãn thường xuyên, lâu ngày tạo thành trĩ.


VI – Bệnh trĩ gây ra biến chứng gì? Có nguy hiểm không?


Biến chứng của trĩ thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh, khi người bệnh không tích cực điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Bao gồm:


  • Thiếu máu do mất máu mạn tính: Dù chỉ mất một lượng máu nhỏ nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu mạn tính. Đặc biệt , người bệnh trĩ ở những giai đoạn sau thường chảy nhiều máu dẫn tới thiếu máu.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Là tình trạng các búi trĩ to ra và sa xuống dưới gây tắc nghẹt hậu môn khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu. Búi trĩ sưng to và đau, máu đông ứ đọng lại bên trong búi trĩ.
  • Tắc mạch: Búi trĩ sưng to chèn ép các mạch máu ở vùng trĩ, có trường hợp còn khiến mạch máu bị vỡ ra làm máu không thể lưu thông. Những vùng không được cung cấp máu đầy đủ dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng hoặc hoại tử.
  • Viêm da quanh hậu môn: Trĩ ở giai đoạn cuối thường chảy dịch nhầy ở hậu môn cộng thêm các búi trĩ sa xuống dễ bị cọ xát vào quần gây trầy xước dẫn đến viêm da quanh vùng hậu môn.


VII – Những phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ



  • Khám trực tràng kỹ thuật số (DRE): Nhân viên y tế sẽ đưa một ngón tay đã được đeo găng tay và bôi trơn vào hậu môn để cảm nhận xem các tĩnh mạch bên trong có bị sưng hay không.
  • Nội soi trực tràng: Bác sĩ sẽ dùng một ống soi đưa vào hậu môn để kiểm tra hậu môn và trực tràng của bạn.
  • Soi đại tràng sigma: Bằng cách đưa một ống chiếu sáng có gắn camera và bên trong trực tràng đánh giá tình trạng.





VIII – Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả & an toàn nhất


1. Điều trị, giảm đau do bệnh trĩ tại nhà



  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp làm dịu hậu môn, tăng cường máu lưu thông do đó có thể giảm sưng, đau. Ngoài ra, bạn có thể đun nước với các dược liệu có tính kháng khuẩn như lá khế, lá trầu không… hoặc thêm muối để tăng thêm tác dụng.
  • Dùng khăn mềm lau sau khi đi đại tiện: Dùng khăn mềm lau hậu môn thay vì dùng giấy để tránh niêm mạc hậu môn bị trầy xước dẫn đến sưng đau và nhiễm trùng. Bạn có thể lau nhẹ nhàng hậu môn bằng khăn mềm đã được thấm nước hoặc rửa hậu môn với nước và lau khô bằng khăn mềm.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp giúp các mạch máu bị giãn ra co lại. Dùng đá lạnh chườm vào hậu môn từ 15 – 30 phút giúp bạn giảm sưng, đau nhanh chóng.
  • Mặc quần áo rộng: Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và chọn quần áo được làm từ chất liệu cotton để dễ thấm hút mồ hôi, thông thoáng khí. Không nên mặc đồ quá chật do sẽ gây chèn ép xuống mông gây đau.
  • Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế được tình trạng táo bón. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, rau củ quả, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt… vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ hộp, đồ chế biến sẵn cũng giúp giảm tình trạng táo bón.
  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho cơ thể từ 1-1,5 lít mỗi ngày giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và hạn chế được tình trạng táo bón.
  • Làm mềm phân: Nếu bạn bị táo bón kéo dài và việc thay đổi chế độ ăn uống không giúp cải thiện điều đó bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân.
  • Dùng cây thuốc dân gian: Dân gian lưu truyền khá nhiều cách chữa trị bệnh trĩ ngay tại nhà bằng nhiều loại cây thuốc nam, thuốc bắc. Với việc sử dụng các loại thảo dược lành tính, dễ kiếm như lá trầu không, rau diếp cá, tỏi, lá lốt… giúp quá trình điều trị trĩ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, người bị bệnh trĩ có thể tìm các loại cây thuốc này và tiến hành ngâm rửa hoặc xông búi trĩ để giúp tình trạng trĩ chuyển biến tích cực, thuyên giảm các cơn đau khó chịu.


2. Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh trĩ



  • Kẽm oxit: Có tác dụng làm dịu niêm mạc hậu môn, giảm đau, giảm ngứa; thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và kết hợp với một số tinh dầu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn khác như bạc hà để tăng thêm tác dụng.
  • Corticoid: Hoạt chất thường được sử dụng trong các loại kem bôi trĩ là corticosteroid hoặc hydrocortison có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể làm hỏng da.
  • Lidocain: Có tác dụng gây tê tại chỗ, khi kết với chất chống viêm khác như tribenosid có thể giúp cải thiện triệu chứng đau, ngứa ở bệnh nhân trĩ.


Nếu bạn sử dụng một trong những thuốc ở trên trong vòng một tuần mà không có tác dụng cần thông báo với bác sĩ điều trị để có được phương án xử lý tối ưu hơn.



Mặc dù giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của trĩ nhưng các thuốc Tây y lại không tác động được đến căn nguyên của bệnh. Vì vậy, nhiều trường hợp trĩ cứ tái đi tái lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.


Mà nguyên nhân thực sự dẫn đến trĩ là do cơ địa. Người có cơ địa trĩ thì hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị suy yếu tạo điều kiện cho máu ứ đọng lại từ đó hình thành trĩ dù không phải chịu quá nhiều áp lực lên hậu môn. Muốn trĩ không tái lại phải thay đổi được cơ địa, đưa cơ địa trở về như người bình thường.


Chữa bệnh từ tận căn nguyên vốn là thế mạnh của Đông y. Tuy nhiên, thay đổi cơ địa của một người là điều vô cùng khó, không phải Đông y nào cũng làm được, chỉ có Đông y thế hệ 2 mới làm được điều đó.


Viên trĩ Ngự y mật phương đạt chuẩn Đông y thế hệ 2 là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị trĩ:


  • Giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa ngáy ở hậu môn.
  • Tăng trương lực cơ hậu môn, giúp co búi trĩ, ngăn chặn hình thành búi trĩ.
  • Khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở người bị trĩ, từ đó giảm tải áp lực lên vùng hậu môn, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Đưa cơ địa trở về như người bình thường, giúp thành mạch máu bền vững, ngăn ngừa trĩ tái phát trong thời gian dài.


3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật



  • Liệu pháp xơ hóa (chích xơ): Thực hiện bằng cách tiêm một chất làm xơ vào búi trĩ. Sau một thời gian búi trĩ sẽ bị xơ hóa và biến mất. Thủ thuật này có thể gây đau, buốt trong quá trình tiêm, hiệu quả đạt được cũng kém hơn phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
  • Thắt búi trĩ bằng dây thun: Được thực hiện bằng cách thắt một vòng cao su ở gốc búi trĩ nhằm ngăn cản máu đến nuôi búi trĩ, từ đó búi trĩ teo dần và tự rụng. Thủ thuật này có thể gây đau và chảy máu, tuy nhiên sẽ không quá nghiêm trọng.
  • Đông máu: Kỹ thuật sử dụng nhiệt từ tia hồng ngoại hoặc tia laser để làm đông máu trong búi trĩ từ đó búi trĩ tự khô và teo dần sau một thời gian. Phương pháp này ít gây khó chịu hơn hai cách trên, tuy nhiên chi phí lại đắt hơn khá nhiều.


4. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật


Thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi này các búi trĩ sưng to, người bệnh đau nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là:


  • Phẫu thuật cắt búi trĩ cổ điển: Đây là phương pháp cổ điển giúp cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ. Tuy nhiên sau phẫu thuật mổ trĩ dễ gây đau đớn và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau khi phẫu thuật.
  • Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longo: Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt bỏ phần niêm mạc nằm ở phía trên đường lược hậu môn để làm giảm lượng máu cung cấp cho các búi trĩ khiến chúng dần dần bị teo nhỏ. Đồng thời khâu và định hình lại phần niêm mạc bị sao xuống hậu môn. Phương pháp này ít đau hơn cách cắt búi trĩ cổ điển nhưng chi phí lớn.
  • Phẫu thuật trĩ bằng hỗ trợ của siêu âm Doppler(THD): Các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm doppler để xác định vị trí của những mạch máu chính nuôi búi trĩ. Từ đó dùng chỉ thắt các mạch máu này lại để chặt đứt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Phương pháp này ít đau và hồi phục nhanh hơn cách cắt trĩ truyền thống. Tuy nhiên thời gian thực hiện lâu và tỉ lệ tái phát cao.
  • Phẫu thuật cắt dưới niêm mạc trĩ (Thủ thuật parks): Phương pháp bắt đầu được sử dụng vào năm 1950 do bác sĩ Parks phát triển. Được chỉ định cho bệnh nhân trĩ độ 2 đến độ 4. Cắt trĩ bằng cách này khá an toàn, ít xảy ra biến chứng và tỷ lệ tái phát thấp.


IX - Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ



  • Ăn nhiều chất xơ: Tích cực ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ như: Rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, lúa mạch, gạo lứt… để tránh táo bón.
  • Uống nhiều nước: Nên uống từ 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể để tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh: Rặn quá mạnh khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn tăng nguy cơ hình thành trĩ.
  • Không nhịn đi nặng: Vì phân bị ứ lại vùng trực tràng có thể làm giãn các mạch máu ở đây. Ngoài ra, phân ứ lại trực tràng lâu sẽ bị hút nước và trở nên khô, cứng. khi này việc đi vệ sinh trở nên khó khăn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Tuy nhiên nên tránh các bài tập mạnh hoặc tập quá sức.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Để tránh tạo áp lực lên hậu môn dẫn tới suy giãn tĩnh mạch.