Hồ Xuân Hương là một thi sĩ nổi tiếng sống trong giai đoạn thế kỷ 19, bà còn được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với nhiều bài thơ xuất chúng, thơ của bà hay và có cảm giác vừa thanh vừa tục. Thơ Hồ Xuân Hương thường xuyên được trình bày theo thể thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp điêu luyện, chủ yếu phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Hồ Xuân Hương thi sĩ kì lạ của dòng thi ca cổ điển Việt Nam đương thời khi đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không suy đồi.
Vài nét cuộc đời, sự nghiệp văn chương
1. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây cảm xúc và chứa đựng nhiều tình cảm cho người đọc. Tuy nhiên ít có tài liệu nào ghi đầy đủ và chính xác về cuộc đời của Hồ Xuân Hương.
Theo một số ghi chép để lại thì Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 -1822. Khi bà còn nhỏ, cả gia đình chuyển đến sinh sống tại kinh đô Thăng Long, gần bãi bồi Hồ Tây. Sau khi cha qua đời, mẹ của bà bước thêm bước nữa. Mặc dù sống chung với cha dượng nhưng bà luôn nhận được sự yêu thương và quan tâm của gia đình. Song bà vốn là người phụ nữ thông minh và tài giỏi (chủ yếu là tự học).
Hồ Xuân Hương lớn lên trong thời cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn nên bà đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm của cuộc sống. Cũng vì lý do này mà những bài thơ của bà chịu nhiều ảnh hưởng đến sự thăng trầm “trọng nam khinh nữ” lúc bấy giờ.
Tuy Hồ Xuân Hương khá tài giỏi và thông minh nhưng cuộc đời của bà chịu nhiều sóng gió. Bà lập gia đình từ rất sớm, song hạnh phúc lại không trọn vẹn như bà mong ước. Hồ Xuân Hương tuy 2 lần lên xe hoa nhưng cả hai đều chịu cảnh chung chồng làm lẽ.
Người chồng đầu của bà là ông Tổng Cóc, là người giàu có lại yêu thơ ca nên rất yêu thương bà. Để lấy lòng Hồ Xuân Hương, ông Tổng Cóc đã xây nhà thủy tạ giữa hồ để tránh sự đụng độ, mâu thuẫn với vợ cả lại vừa thỏa sức ngâm thơ ca. Tuy nhiên do tính nghệ sĩ, lãng mạn đa tình Hồ Xuân Hương chịu nhiều tiếng oan, đồn thổi. Để giữ hạnh phúc cho gia đình chồng, bà đã quyết định theo ông Phủ Vĩnh Tường khi trong bụng mang thai đứa con của ông Tổng Cóc.
Tuy nhiên cuộc đời trái ngang của bà chưa chấm hết tại đó. Đứa con gái đầu lòng của bà đã mất ngay sau khi chào đời. Tưởng chừng cuộc hôn nhân của bà với ông Phủ Vĩnh Tường khá hạnh phúc nhưng nào ngờ người chồng thứ 2 của bà đột ngột qua đời khi cả hai chỉ sống với nhau vỏn vẹn 27 tháng. Kể từ người chồng thứ 2 qua đời, bà quyết định sống độc thân đến cười đời và phát triển sự nghiệp thơ ca của mình.
2. Sự nghiệp văn chương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm nổi tiếng, những bài thơ của bà để lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc. Phần lớn bài thơ của bà mang đạm phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương sáng tác rất nhiều bài thơ hay nhưng các đa phần bị thất lạc.
Tính đến hiện tại thì những bài thơ của Hồ Xuân Hương chủ yếu là thơ Nôm được lưu truyền chủ yếu bằng miệng. Nổi bật nhất trong bài thơ Nôm chính là Lưu Hương Kí. Một tập thơ hay có nội dung chủ yếu nói về tình yêu gia đình, đất nước. Do bà sống chung với nhiều thăng trầm của thời phong kiến, chịu cảnh trọng nam khinh nữ nên phần lớn thơ của bà chịu ảnh hưởng rất lớn về cuộc đời của Hồ Xuân Hương.
Theo tài liệu ghi chép lại thì thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng 35 bài, đây được coi là tập thơ Nôm luật đường xuất sắc của nền văn học dân tộc từ trước đến bây giờ.
Ngoài tập thơ nầy ra, bà còn sở hữu cho mình một tập thơ khác mang tên Lưu Hương Ký mang bút danh Trần Thanh Mại 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Nội dung những bài thơ của Hồ Xuân Hương mang đậm chất quê hương, đất nước. Mang tâm sự và những mối tình của một người con gái.
Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hay nổi tiếng
1. Thơ nôm Hồ Xuân Hương
1. Bánh trôi nước
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
2. Canh khuya
Mảnh tình son trẻ tí con con.
3. Vô âm nữ
Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu.
4. Vịnh hoa cúc
Rượu chén hoàng hoa ngẫu hứng thương.
5. Tiễn người làm thơ
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
6. Núi kẽm trống
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
7. Vịnh dạy con trẻ
Cũng chẳng phong lưu cũng chẳng nghèo.
8. Trào tăng
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.
9. Mời trầu
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
10. Thương ôi phận gái
Thôi đành một kiếp thế cho xong.
2. Thơ Hồ Xuân Hương thanh thanh tục tục
1. Cảnh thu
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
2. Chợ trời
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.
3. Đề tranh tố nữ
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
4. Thăm đài khán xuân
Cực lạc là đây chín rõ mười.
5. Sư hoạnh dâm
Trái gió cho nên phải lộn lèo.
6. Thị Đểu thi
Nghĩ lại sao cho để được đành.
7. Nguyệt hỡi đê mê
Con tạo ghen chi những quấy rầy.
8. Già kén kẹn hom
Ðói lòng nên mới phải ăn khoai.
9. Khóc chồng làm thuốc
Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.
10. Núi ba đèo
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
3. Thất ngôn bát cú của Hồ Xuân Hương
1. Họa nhân
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
2. Hoài cựu
Cánh hoa trên nước thấm tin triều.
3. Thạch Đình tặng
Tròn trặn gương tình cũng có khi.
4. Thệ viết hữu cảm
Dao búa nguyền xin luỵ đến mình.
5. Nhân tặng
Cậy có vầng xanh tỏ tấm lòng.
6. Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú
Tất son này vẫn thắm mười phân.
7. Xuân Hương tặng hiệp quận
Mượn tay thi tướng nhắc đồng cân.
8. Hoạ Thanh Liên nguyên vận
Xuân ơi đành nỡ dứt ra về.
9. Bạch Đằng giang tặng biệt
Chớ thói lưng voi cỡ nước Đằng.
10. Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương tài hoa nhưng bạc mệnh, trong suốt cuộc đời của bà có rất nhiều bài thơ hay và để lại cho hậu thế những tác phẩm giá trị. Các bài thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng của nữ thi sĩ, của người phụ nữ phong kiến bị chà đạp, vùi dập nhưng vẫn ánh lên niềm tự hào về nhân phẩm, đức hạnh. Hy vọng những bài thơ của Hồ Xuân Hương sẽ mang lại cho các bạn tâm hồn thi ca bay bổng.